18/02/2017
Thực hiện Quyết định số 879/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 7/7/2014, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp (CN) Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Ảnh minh họa.
CôngThương - Ba nhóm ngành công nghiệp ưu tiên phát triển
Với quan điểm: Phát triển ngành CN trên cơ sở huy động hiệu quả các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế; khuyến khích phát triển khu vực kinh tế dân doanh và đầu tư nước ngoài (ĐTNN); phát triển các ngành, lĩnh vực CN ưu tiên, trọng tâm trước mắt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trên cở sở nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghệ tiên tiến, lấy cạnh tranh là động lực phát triển; khai thác các lợi thế sẵn có và cơ hội quốc tế; gắn kết sản xuất với dịch vụ, thương mại, chủ động tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản xuất CN thế giới…, Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành CN lựa chọn ưu tiên phát triển, gồm: CN chế biến chế tạo, Ngành Điện tử và viễn thông, Năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Đồng thời chiến lược cũng định hướng quy hoạch không gian theo các cùng lãnh thổ sẽ bao gồm vùng CN lõi và vùng công nghiệp đệm, trong đó các địa phương thuộc vùng lõi gồm vùng kinh tế trọng điểm và các khu kinh tế biển được ưu tiên phát triển.
Quy hoạch tập trung vào 10 ngành gồm có: Ngành cơ khí - luyện kim; ngành hóa chất; ngành điện tử, công nghệ thông tin; ngành dệt may - da giày; ngành chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, đồ uống; ngành sản xuất vật liệu xây dựng; ngành khai thác và chế biến khoáng sản; ngành điện; ngành than; ngành dầu khí. Điểm mới là Quy hoạch định hướng phát triển CN hỗ trợ tập trung vào 3 ngành gồm cơ khí - luyện kim; điện tử - tin học, dệt may - da giày đồng thời, quy hoạch xây dựng các khu, cụm CN hỗ trợ tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh và Đà Nẵng.
Dự kiến, đến năm 2025, CN Việt Nam phát triển với cơ cấu hợp lý theo ngành và lãnh thổ, có khả năng cạnh tranh để phát triển trong hội nhập, có công nghệ hiện đại và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở một số chuyên ngành, lĩnh vực, có khả năng đáp ứng cơ bản các yêu cầu của nền kinh tế và XK; đội ngũ lao động có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hiện đại.
Đến năm 2030, CN Việt Nam được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế…
Giải pháp đột phá
Có thể thấy, quy hoạch lần này đã đưa ra nhiều giải pháp để thực hiện, các giải pháp được chia thành giải pháp ngắn hạn và giải pháp dài hạn. Các nhóm giải pháp về thể chế, cơ chế chính sách phát triển ngành CN; tăng cường điều phối theo vùng lãnh thổ, phân cấp hợp lý trong quản lý nhà nước về CN; tạo sự bình đẳng giữa các khu vực kinh tế được đưa lên hàng đầu trong các nhóm giải pháp ngắn hạn. Về dài hạn, quy hoạch đưa ra 7 nhóm giải pháp về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, thị trường và sản phẩm, phát triển CN hỗ trợ, hợp tác liên vùng và phối hợp phát triển, đẩy mạnh công tác khuyến công, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp CN vừa và nhỏ, CN nông thôn.
Trong quy hoạch, nhóm giải pháp đột phá được đưa lên đầu tiên, bao gồm: đổi mới thể chế phát triển CN, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, phát triển nguồn nhân lực và giải pháp về công nghệ.
Thứ hai, nhóm giải pháp dài hạn. Tại đây, cơ chế thu hút đầu tư với việc xây dựng hệ thống chính sách ưu đãi, thông thoáng gắn với công tác tuyên truyền, xúc tiến đầu tư để thu hút nguồn vốn trong xã hội và đầu tư nước ngoài…; công tác thị trường được đặc biệt chú ý là đầu ra cho các sản phẩm. Bên cạnh những thị trường truyền thống như: Trung Quốc và các nước Đông Á, ASEAN, Hoa Kỳ, EU cần đẩy manh khai thác các thị trường lớn, tiềm năng đang phát triển như các nước nhóm BRIC (trong đó có Braxin, Nga, Ấn Độ). Ngoài ra thì điều chỉnh chất lượng tăng trưởng CN, phát triển CN hỗ trợ, điều chỉnh cơ cấu CN theo lãnh thổ hay phát triển hệ thống dịch vụ CN và giải pháp vể môi trường cũng được đặt ra cụ thể.
Thứ ba, giải pháp phát triển các ngành CN ưu tiên. Trong ngành Chế biến, chế tạo gồm: Nhóm Cơ khí và Luyện kim; nhóm Hóa chất; nhóm ngành Chế biến nông, lâm, thủy sản; nhóm ngành Dệt may, Da giày; ngành Điện tử và Viễn thông; ngành Năng lượng mới và năng lượng tái tạo
Dự kiến 70 - 75% nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch từ các doanh nghiệp, trong đó thu hút đầu tư từ FDI khoảng 33 - 34%. Nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ khoảng 3 - 4% tập trung chủ yếu vào xây dựng hạ tầng (các công trình giao thông, cấp điện, cấp nước), một phần vốn dành cho phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu đổi mới khoa học công nghệ.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 đạt 6,5 0 7,0%/năm, giai đoạn 2021 - 2025 đạt 7,0 - 7,5%/năm và giai đoạn 2026 - 2035 đạt 7,5 - 8,0%/ - Giá trị sản xuất CN giai đoạn đến năm 2020: 12,5 - 13,0%/năm; giai đoạn 2021 - 2025 đạt 11,0 - 12,5%/năm và giai đoạn 2026 - 2035 đạt 10,5 - 11,0%/năm. - Phấn đấu đến năm 2020, tỉ trọng CN và xây dựng chiếm 42 - 43%; năm 2025 chiếm 43 - 44% và năm 2035 chiếm 40 - 41% trong cơ cấu kinh tế cả nước. - Tỉ trọng hàng CN xuất khẩu/tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2025 đạt 85 - 88%; sau năm 2025 đạt trên 90%. - Giá trị sản phẩm CN công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 đạt khoảng 45% tổng GDP; sau năm 2025 đạt trên 50%. - Chỉ số ICOR công nghiệp giai đoạn 2011 - 2025 đạt 3,5 - 4,0%; giai đoạn 2026 - 2035 đạt 3,0 - 3,5%. |
Theo OKS - One Key Services
0 nhận xét