18/02/2017
1. Động cơ bị cháy do quá tải
VD mua motor 5HP nhưng dùng cho việc đòi hỏi tới 7HP, khi trục motor phải chịu lực quá mạnh, không kéo đi được, kẹt cứng, gây cháy đen toàn bộ các quận dây ê may (dây đồng có cách điện), các lớp cách điện bị nóng chảy.
Các hiện tượng quá tải hầu hết xảy ra khi motor bị quá tải thực sự VD: máy xay thịt bị xay quá nhiều thịt, máy ép nhựa bị ép quá nhiều nhựa trong 1 khoảng thời gian ngắn, motor làm quạt, cánh quạt bị mắc vào vật gì đó gây sức nặng lớn, sinh ra quá tải…
Một số hiện tượng khác rất hiếm khi xảy ra là điện 380V bị yếu, hoặc dây dẫn điện từ nguồn vào motor quá nhỏ so với yêu cầu, lượng điện vào motor không đủ để chạy hết công suất, VD motor 4 kW nay lượng điện vào ít chỉ chạy được khoảng 3.6 kW, đây cũng là 1 dạng quá tải.
2. Động cơ bị mất pha (phase loss, phase failure, phase missing): trong 3 pha điện có 1 pha bị mất
Nguyên nhân thường do sự tiếp xúc giữa 3 dây điện nguồn vào phần đấu điện của motor không được ổn định.
3. Motor hỏng do làm việc trong môi trường nóng quá.
Nhiệt độ môi trường làm việc quá cao sẽ làm sản phẩm nhanh hỏng.
Đôi lúc nhiệt độ tăng quá cao, mất tua motor chạy chậm, và cháy theo kiểu quá tải. Do đó cánh quạt làm mát là vô cùng quan trọng. Nhiệt độ tăng tính dẫn điện giảm, từ thẩm yếu hơn nên vòng bi có thể chảy mỡ, phớt chắn dầu có thể co dãn, lỏng, rời ra mắc vào trục motor
Cánh quạt motor là rất quan trọng phải có nhiều cánh, tạo được nhiều gió, làm bằng nhựa tốt, lâu ngày cũng không bị gãy vỡ ô xi hóa, vậy mới đảm bảo motor được mát.
4. Một vài lỗi trong sản xuất chế tạo hoặc quấn lại mô tơ
- Dây emay quá mảnh, khi quấn lực kéo quá lớn làm rạn lớp sơn cách điện bọc ngoài emay.
- Khi lắp cuộn dây vào rãnh của động cơ điện do dùng búa cao su đập quá mạnh, có những sợi dây đè lên nhau làm trầy xước lớp sơn cách điện.
- Do kích thước rãnh của động cơ điện quá nhỏ, độ rộng không phù hợp làm cho vòng dây lớp trên và lớp dưới chập nhau.
- Chất lượng dây emay không ổn, khi quấn dây lớp sơn cách điện bọc bên ngoài dây emay bị tróc.
- Lực ép dây quá lớn hoặc có sự cố về cơ khí làm tróc lớp sơn cách điện.
- Do chất lượng sơn cách điện chưa tốt, chế tạo cuộn dây không đúng qui cách, khi động cơ điện phát sinh chấn động điện từ do bị ma sát làm cho chất cách điện bị mài mòn.
- Khi tạo khuân cho cuộn dây của động cơ điện dùng dụng cụ không thích hợp làm cho giữa các vùng dây ép chặt bị xước.
- Khi hàn các mối hàn làm rơi thiếc hàn lên chất cách điện hoặc lên các vòng dây làm chập mạch giữa các tổ dây
- Khi dây cài lắp trong rãnh của động cơ điện không đầy,ngâm tẩm không tốt, hơi ẩm, bụi xâm nhập vào giữa các vòng dây làm cho lớp sơn cách điện bên ngoài dây emay bị rộp lên gây chập mạch giữa các vòng dây.
- Khi cuộn dây quá dài làm cho đầu cuộn dây chạm vào nắp trước hoặc nắp sau motor
- Động cơ điện bị tăng điện áp, quá tải, khởi động đột ngột nhiều lần làm cho giữa các vòng dây quá nóng sinh ra chập điện.
- Cuộn dây của động cơ điện bị ẩm nghiêm trọng, chưa được sấy khô đã đưa vào sử dụng.
0 nhận xét